Các mỹ nhân nổi tiếng như Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên sau khi được AI phục dựng tướng mạo trông sẽ như thế nào?
Chúng ta là hậu thế vốn chỉ biết đến những người nổi tiếng trong lịch sử thông qua các miêu tả trong sách vở hoặc tranh vẽ. Liệu họ có giống như những lời mô tả không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Rất may mắn, hiện nay, công nghệ đã phát triển rất mạnh mẽ. Việc dùng AI để vẽ lại khuôn mặt của Lão Tử, Khổng Tử, Dương Quý Phi hay Võ Tắc Thiên… không còn là chuyện khó.
1. Phục Hy
Trong văn hóa Trung Hoa, Phục Hy là một hình tượng lớn vì người Trung Quốc cho rằng ông là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Ông cũng là người nổi tiếng với nhiều bộ sách về dịch lý.
Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ. Thế nhưng, AI lại cho rằng, Phục Hy cũng là một con người. Qua nét vẽ của AI, Phục Hy là một ông lão với bộ tóc và bộ râu dài, khuôn mặt nghiêm nghị nhưng đầy thần thái.
2. Lão Tử
Lão Tử (khoảng năm 500 TCN) là một nhà triết học Trung Quốc được ghi nhận là người sáng lập ra hệ thống triết học của Đạo giáo. Có thể nói, ông sánh ngang với Khổng Tử và một số tư tưởng gia khác trong lịch sử triết học cổ đại của Trung Hoa.
Lão Tử được mô tả với những chi tiết như: Sinh ra đã cười; người mẹ mang thai ông 70 năm mới sinh ra ông, vì vậy, mới sinh ra tóc ông đã bạc trắng. Trí tuệ nhân tạo cũng cho rằng, Lão Tử là một ông lão có vẻ ngoài vô cùng thân thiện với nụ cười thường trực trên môi. Ông cũng có một bộ tóc và râu dài màu trắng.
3. Khổng Tử
Ai từng biết đến Nho giáo thì chắc hẳn không quá xa lạ với cái tên Khổng Tử. Khổng Tử là nhà giáo, nhà triết học và nhà lý luận chính trị nổi tiếng nhất Trung Quốc, người có những ý tưởng đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh của Trung Quốc và các nước Đông Á khác.
Trang Tử (369 TCN – 286 TCN), triết gia lỗi lạc thời Chiến Quốc, đã mô tả Khổng Tử như sau: “Trên dài mà dưới ngắn, lưng gù tai vểnh sau”. Những ghi chép này cho thấy Khổng Tử có cơ thể không cân đối, phần lưng dài hơn chân, lại có dáng đi không thẳng, tai vểnh ra sau. “Sử ký – Khổng Tử thế gia” có chép: “Sinh ra đầu đã vu đỉnh”. “Vu đỉnh” ở đây được hiểu là đầu Khổng Tử bị lõm ở giữa và nhô cao ở xung quanh.
Tuân Tử có ghi chép: “Gương mặt Trọng Ni, nhìn như mộng khi”. “Mộng khi” là những bức tượng thời xưa dùng để tránh quỷ, trừ tà, có bộ mặt vuông, tóc tai bù xù, vô cùng gớm ghiếc. Thế nhưng, AI lại cho rằng Khổng Tử là một ông lão có vẻ ngoài hiền từ, toát lên đầy vẻ trí tuệ của một triết gia lỗi lạc.
Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, bà là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bức tranh chân dung phổ biến nhất của vị Nữ đế ấy chính là bức họa bà đội mũ phượng. Thế nhưng thực tế tác phẩm nói trên xuất hiện từ năm 1498 dưới thời nhà Minh, do đó đa số các đường nét trên gương mặt Võ Tắc Thiên đều là tưởng tượng.
Theo mô tả trong sử sách, Đường Thái Tông Lý Thế Dân nghe nói Võ thị có tiếng xinh đẹp nên triệu Võ thị vào cung, phong làm Tài nhân. Sau đó, thái tử Lý Trị vì say mê bà mà bất chấp lời can ngăn của quan lại đưa bà lên làm chiêu nghi, một tước vị rất cao trong hàng ngũ cung tần. Đáng tiếc vì sai lầm này của ông, Võ Tắc Thiên sau đó đã chiếm ngôi và lên xưng đế.
Dưới nét vẽ của AI, Võ Tắc Thiên có một khuôn mặt thanh thoát hơn nhiều so với tranh vẽ thời nhà Minh. Bà có một làn da trắng, môi mọng đỏ, ngoại hình xinh đẹp theo đúng tiêu chuẩn của người thời Đường.
Dương Quý phi (719-756) – một phi tần được sủng ái nhất của Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) – là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Dương Quý Phi đẹp đến nỗi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa). Theo sử sách, Dương Quý Phi có vẻ ngoài diễm lệ, đặt trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời nhà Đường, Dương Quý Phi chính là mỹ nhân.
Sự sủng ái của vua Đường Huyền Tông dành cho Dương Quý Phi được xem là nhân tố khiến nhà Đường suy vong. Nhà vua vì mải mê tửu sắc, bỏ bê triều chính và chi tiêu quá đà đến nỗi mất cả đất nước vào tay người khác.
Dựa vào một bức tranh của người xưa phác họa chân dung của vị phi tần này kết hợp với các mô tả trong sử sách, trí tuệ nhân tạo (AI) đã dựng nên một Dương Quý Phi với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Các đường nét trên khuôn mặt của nàng đều nhỏ nhắn, thanh tú. Dương Quý Phi có một làn da trắng hồng, mắt phương mày ngài, mũi cao và đôi môi vô cùng xinh xắn. Với vẻ đẹp như vậy, chẳng trách Đường Huyền Tông đã vì nàng độc sủng tới 11 năm.
6. Thương Hiệt
Thương Hiệt là một nhân vật thần thoại Trung Hoa, được suy tôn là thánh tổ của chữ Hán. Trong bộ Tuân tử thời tiên Tần có câu: “Người thích văn tự thì rất nhiều, duy chỉ một mình Thương Hiệt tạo ra chữ và truyền lại”. Trong “Lã thị xuân thu” cũng có thuyết Thương Hiệt tạo chữ, chí ít nói rõ lúc bấy giờ Thương Hiệt là một chuyên gia giỏi về thư khế văn tự. Giai thoại về ông được lưu truyền từ thời Chiến Quốc do sách “Lã thị xuân thu” chép lại.
Theo sử sách mô tả, Thương Hiệt bẩm sinh có 4 mắt, mắt ông ta luôn đầy ghèn, nhưng từ hai đôi mắt đó phát ra tia sáng dị thường, quan sát sự vật vô cùng rõ ràng. Thương Hiệt xõa tóc, để râu, mình mặc da thú, ngồi trên tấm da của một loài mãnh thú, tay luôn cầm bút, nói chuyện cùng với người đối diện, dường như đang suy nghĩ điều gì. Đầu của ông cũng khác với người thường, đỉnh đầu nhô cao lộ vẻ thông minh đặc biệt.
AI đã vẽ lại chân dung của Thương Hiệt đúng như miêu tả trong sử sách. Ông có tới 4 con mắt, tuy nhiên bức ảnh do AI vẽ thì Thương Hiệt gầy và không có nhiều nét đặc biệt bằng ảnh vẽ thời xưa.
Đường Thái Tông (598 – 649) tên thật là Lý Thế Dân là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Lý Thế Dân từ thuở nhỏ đã hiển lộ tài hoa, rất giỏi võ nghệ, có tài cầm quân, sử dụng binh pháp, lại rất can đảm, không nề những việc nguy hiểm nhất, khi tấn công thì như vũ bão. Khi mới 18 tuổi, ông đã nắm binh quyền trong tay, thu phục được nhiều tướng tài, tận tâm như Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Tần Thúc Bảo.
Một quan chức Nhà Tùy là Cao Sĩ Liêm đã gả cháu gái mình là Trưởng Tôn thị cho ông, khi đó ông 14 tuổi, còn bà mới 12. Ông còn có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt về thư pháp và đánh đàn, thư pháp của ông luôn học tập theo Vương Hi Chi.
Lý Thế Dân do AI phục dựng là một vị vua có vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt với mũi cao và mặt rồng.
Chu Nguyên Chương hay còn gọi là Minh Thái Tổ (1328 – 1398) là vị hoàng đế khai quốc của nhà Minh. Ông được xem như là một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc của mình. Theo sử sách chép lại, Chu Nguyên Chương xuất thân thuộc giới bần nông. Tuy sống trong nghèo khổ nhưng ông là một con người tính toán, nhìn xa trông rộng.
Theo dã sử, Chu Nguyên Chương là người xấu xí, mặt lưỡi cày và đầy nốt ruồi, tuy nhiên theo các bức họa vẽ ông thì khác hẳn. Cũng từ những bức vẽ này, AI đã khắc họa ông là một vị hoàng đế có tướng mạo vô cùng oai nghi với vẻ mặt đầy uy quyền.
Khang Hi hay còn gọi là Thanh Thánh Tổ (1654 – 1722) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh. Trong lịch sử nhà Thanh, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất, là người đã thiết lập sự thịnh trị kéo dài 134 năm của nhà Thanh sau một loạt các cuộc chiến tranh và những chính sách tích cực khiến dòng họ Ái Tân Giác La giữ vững ngôi vị hoàng đế Trung nguyên.
Theo một số ghi chép lịch sử, hoàng đế nghìn năm có một là Khang Hi chỉ cao 1m58. Tuy nhiên trong cuốn sách “Chân dung của hoàng đế Trung Hoa” do nhà truyền giáo người Pháp – Joachim Bouvet, người đã đến Trung Quốc vào năm Khang Hi thứ 26 đã mô tả rất khác về vị hoàng đế này.
Và AI đã vẽ lại chân dung Khang Hi với đôi mắt sắc lạnh, chóp mũi hơi tròn, trên mặt có nhiều nốt sẹo do đậu mùa để lại.
Ung Chính hay còn gọi là Thanh Thế Tông (1678 – 1735) là vị hoàng đế thứ năm của nhà Thanh. Theo mô tả trong sử sách, Ung Chính là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm. Trong 13 năm làm vua của mình, ông đã thực sự thực hiện chế độ cần cù sớm tối, không hề lơ là một chút nào. Ngoài ngày sinh nhật của mình bỏ ra chút thời gian nghỉ ngơi thì về cơ bản là một năm 365 ngày thì không ngày nào là lười nhác quốc gia đại sự. Có thể nói, một vị vua tốt chăm chỉ cần cù như Ung Chính có lẽ chẳng tìm được người thứ hai trong lịch sử Trung Quốc. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh.
AI phục dựng lại hình ảnh của hoàng đế Ung Chính là một vị vua có khuôn mặt hiền từ, đôi tai dài và gầy hơn một chút so với tranh vẽ của triều đình xưa.
Thanh Cao Tông hay còn gọi là Càn Long đế (1711 – 1799) là hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Ông là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Được mô tả vô cùng oai phong, quyền lực trong nhiều bộ phim nhưng hậu thế ít người biết đến dung mạo của vua Càn Long. Thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1735 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km².
Dựa vào bức tranh gốc, thay vì vẻ ngoài đạo mạo, oai phong lẫm liệt như hình ảnh vị vua được khắc họa trong phim, AI đã phục dựng chân dung của hoàng đế Càn Long với đôi mắt nhỏ và mũi không cao. Khác với ấn tượng về một vị hoàng đế uy nghiêm trong tâm trí mọi người, hoàng đế Càn Long trông như một người đàn ông trung niên bình thường.
Đặc biệt, khi được chứng kiến những bức chân dung của các vị hoàng đế Trung Quốc, chính các cư dân mạng xứ Trung phải thốt lên rằng “đừng để phim ảnh đánh lừa”.
12. Lưu Bị
Lưu Bị là nhà chính trị gia và chỉ huy quân sự kiệt xuất thời Tam quốc. Ông đã tuyển mộ hai tướng lĩnh tài ba, Quan Vũ và Trương Phi. Họ đã kết nghĩa anh em, sống chết có nhau. Lưu Bị còn nhọc lòng chiêu mộ Gia Cát Lượng đi theo mình, cùng gây dựng thiên hạ nhà Thục Hán.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, ngoại hình của Lưu Bị được miêu tả như sau: “Sinh ra thân cao 7 tấc 5 thốn, hai dái tai dài, hai tay qua gối, mắt có thể nhìn qua tai, môi dày mọng”.
Phải nói, mô tả về Lưu Bị trong tiểu thuyết có chút “quá đáng”.
Trong “Tam quốc chí – Quyển 32”, Lưu Bị cũng hiện ra với dáng dấp “sinh ra thân cao 7 tấc 5 thốn, hai dái tai dài, hai tay qua gối, mắt phượng đi lên”.
Trong “Hậu Hán thư – Quyển 75”, Lữ Bố đã mắng Lưu Bị là đồ “tai to” trước khi chết.
Qua đó có thể tổng kết rằng, ngoại hình của Lưu Bị khá to lớn hơn người bình thường. Trong đó, chiều cao “7 tấc 5 thốn” (chiếu theo đơn vị 1 tấc thời Tam quốc bằng 24 cm thì chiều cao của Lưu Bị là hơn 1,8m) và tay dài qua gối chắc chắn là thủ pháp phóng đại trong miêu tả người.
13. Quan Vũ
Quan Vũ đứng vị trí đầu tiên trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Ông được dân gian Trung Quốc tôn sùng là hình mẫu văn hóa đại chúng, là biểu tượng của chính nghĩa, dũng cảm, nhân từ và đức tin. Đó là lý do chúng ta thấy nhiều người Trung Quốc hoặc trong miếu thờ thường xuất hiện tượng Quan Vũ, hay còn gọi là Quan Công.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Quan Vũ được mô tả: “Thân cao 9 tấc (hơn 2m), tóc dài 2 tấc (hơn 48cm); mặt thường cau có, môi dày; mắt đan phượng, mày con tằm; tướng mạo trang nghiêm, uy phong”.
Trong “Tam quốc chí”, tác giả không miêu tả chi tiết về ngoại hình của Quan Vũ, chỉ mượn một lời của Gia Cát Lượng ca tụng ông là người kiệt xuất, mạnh mẽ tài ba.
Trong “Tam quốc chí bình thuyết” từng nhắc đến Quan Vũ “mặt như ngọc tím” và bộ râu dài đẹp là có thật.
14. Trương Phi
Trương Phi sở hữu võ công cái thế nổi tiếng nhất nhìn Tam quốc ai cũng biết. Tạo hình trên phim của ông cho người khác ấn tượng về một mãnh tướng hung dữ với vẻ mặt lúc nào cũng nhăn nhó, đôi mày cong lên, tuy dũng mãnh nhưng bớt đi vài phần điềm tĩnh và sự điển trai trên gương mặt, không như hai người huynh đệ kết nghĩa Lưu Bị và Quan Vũ.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Trương Phi hiện lên: “Thân cao 8 tấc (hơn 1,92m), đầu báo mắt mở to, râu cong lên, dữ như hổ, giọng như sét đánh, khi thế như ngựa chạy”.
Thế nhưng trong “Tam quốc chí” và “Tam quốc chí bình thuyết” lại không nhắc đến ngoại hình của Trương Phi.
AI đã “cho ra đời” 2 tạo hình của Trương Phi: