Vivianite: Tinh thể xanh từ xác chết cổ đại không thần bí

Khám phá sự thực về Vivianite, pha lê xanh đẹp mắt hình thành từ hóa thạch mà không thần bí.

Những người hâm mộ thể loại giả tưởng có lẽ đã quen với ý tưởng về những viên đá hoặc tinh thể đặc biệt hình thành trên xác chết cổ đại và nó sẽ sở hữu một số đặc tính thần bí. Tuy nhiên trên thực tế, loại tinh thể này hoàn toàn có thật và có tên là pha lê xanh, chỉ có điều nó chẳng có thuộc tính gì thần bí cả.

Pha lê xanh là gì?

Pha lê xanh – Vivianite, một khoáng chất phốt phát hiếm, nó được phát hiện mọc trên các vật liệu hữu cơ như vỏ hóa thạch, chất thải động vật và thậm chí trên các xác chết đang phân hủy.

Tinh thể pha lê xanh này nổi tiếng với cấu trúc đẹp mắt và có màu sắc sặc sỡ, chúng thường phát triển trong trầm tích giàu sắt có chứa xương, gỗ mục nát và các chất hữu cơ khác, đặc biệt là trong đất sét và đá sa thạch.

Khi mới hình thành, các tinh thể này không màu nhưng khi chúng tác dụng với oxi trong không khí, chúng nhanh chóng có màu xanh. Điều đó tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ đối với bất kỳ ai tìm thấy các xác chết sau đó.
Khi mới hình thành, các tinh thể này không màu nhưng khi chúng tác dụng với oxi trong không khí, chúng nhanh chóng có màu xanh. Điều đó tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ đối với bất kỳ ai tìm thấy các xác chết sau đó.

Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các trầm tích thay thế nhiệt dịch và trong các pegmatit granit giàu phốt phát – đá lửa có kết cấu thô và các tinh thể lồng vào nhau.

Tinh thể này cực kỳ dễ vỡ và khi mới hình thành thường có màu trắng nhạt hoặc trong suốt, nhưng màu sắc của nó thực sự thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng. Điều này là do quá trình oxy hóa, quá trình này tiếp tục làm tối tinh thể thông qua các sắc thái xanh lam, đến xanh lục đậm hơn và tím, và cuối cùng là màu đen tía đậm.

Vivianite nguyên chất không màu, nhưng khoáng chất này rất dễ bị oxy hóa, thay đổi màu sắc và nó thường được tìm thấy ở dạng lăng trụ từ xanh đậm đến lục lam đậm. Tinh thể Vivianite thường được tìm thấy bên trong vỏ hóa thạch.
Vivianite nguyên chất không màu, nhưng khoáng chất này rất dễ bị oxy hóa, thay đổi màu sắc và nó thường được tìm thấy ở dạng lăng trụ từ xanh đậm đến lục lam đậm. Tinh thể Vivianite thường được tìm thấy bên trong vỏ hóa thạch.

Tại sao vivianite hình thành trên xác chết?

Loại pha lê xanh này được hình thành nhờ vào sự tương tác giữa sắt, nước và phốt phát. Cơ thể chúng ta chứa nhiều phốt phát, đặc biệt là trong răng và xương, chúng được thải ra môi trường xung quanh khi cơ thể chúng ta bắt đầu phân hủy. Trong những điều kiện hiếm hoi, nơi khu vực xung quanh có chứa nước và sắt, phốt phát trong cơ thể sẽ phản ứng và tạo thành khoáng chất vivianite.

Trong hầu hết các trường hợp, vivianite đã được quan sát thấy trên các thi thể đã được chôn cất trong nhiều thế kỷ, nơi nó hình thành trên xương và răng. Cũng có những ví dụ lâu đời hơn nhiều về việc nó đã được tìm thấy trên ngà voi ma mút và xương của các loài động vật hàng nghìn năm tuổi khác, nhưng có một số trường hợp nó đã được xác định trên cơ thể người gần đây hơn.

Vivianite là khoáng vật dễ dàng phân tách, với sự phân cắt hoàn hảo, vuông góc với trục tinh thể và dễ dàng hòa tan trong axit. Nó có điểm nóng chảy là 1.114 độ C và không có tính phóng xạ.
Vivianite là khoáng vật dễ dàng phân tách, với sự phân cắt hoàn hảo, vuông góc với trục tinh thể và dễ dàng hòa tan trong axit. Nó có điểm nóng chảy là 1.114 độ C và không có tính phóng xạ.

Vào những năm 1960, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một số thi thể ở hồ Walchen, Đức, những thi thể này chỉ còn một phần khung xương và được bao phủ bởi sáp mỡ, hay còn gọi là Adipocere – một sản phẩm của quá trình phân hủy biến chất béo trong cơ thể thành một chất giống như xà phòng.

Một trong hai thi thể có gắn một tấm sắt đã hình thành vivianite giữa nó và sáp mỡ. Một phân tích về quần áo của cơ thể chỉ ra rằng nó có thể đã ở trong nước khoảng từ 30 đến 50 năm và các tinh thể pha lễ anh này có thể hình thành trong một thời gian ngắn như vậy vì tấm sắt đã giải phóng đủ ion sắt II khi nó bị ăn mòn, cho phép vivianite phát triển trên các bộ phận giàu phốt phát của cơ thể.

Vivianite là một khoáng chất thứ cấp được tìm thấy trong một số môi trường địa chất: vùng oxy hóa của các mỏ quặng kim loại, trong đá granit pegmatit chứa khoáng chất phốt phát, trong đất sét và trầm tích glauconitic, và trong các trầm tích phù sa gần đây thay thế vật liệu hữu cơ như than bùn, than non, than bùn quặng và đất rừng.
Vivianite là một khoáng chất thứ cấp được tìm thấy trong một số môi trường địa chất: vùng oxy hóa của các mỏ quặng kim loại, trong đá granit pegmatit chứa khoáng chất phốt phát, trong đất sét và trầm tích glauconitic, và trong các trầm tích phù sa gần đây thay thế vật liệu hữu cơ như than bùn, than non, than bùn quặng và đất rừng.

Năm 1998, một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra vivianite trên hài cốt của một Quân nhân Hoa Kỳ, người đã được liệt kê là mất tích khi tham gia chiến tranh từ năm 1963 sau khi máy bay B-26B của anh ta bị mất tích.

Bằng cách phân tích khoáng chất, các nhà nghiên cứu có thể kết luận rằng thi thể có khả năng bị chôn vùi trong đất ẩm dọc theo các bộ phận của máy bay, điều này cho phép vivianite phát triển.

Vivianite đã được nhìn thấy ở dạng đá và tinh thể, chúng được ghi nhận là có nhiều màu sắc như xanh lam, xanh lá cây, và đôi khi là không màu. Các mẫu tinh thể tốt thường được phát hiện tại các mỏ ở Bolivia, Brazil, Mexico và Hoa Kỳ
Vivianite đã được nhìn thấy ở dạng đá và tinh thể, chúng được ghi nhận là có nhiều màu sắc như xanh lam, xanh lá cây, và đôi khi là không màu. Các mẫu tinh thể tốt thường được phát hiện tại các mỏ ở Bolivia, Brazil, Mexico và Hoa Kỳ

Vivianite cũng đã được tìm thấy ở nhiều chỗ khác trên cơ thể (bên trong, bên ngoài da và trong mô phổi) của “Ötzi”, người băng 5.300 tuổi được một du khách người Đức phát hiện ở Tirolean Ötztal Alps vào năm 1991. Người ta tin rằng tinh thể hình thành trên cơ thể tại những điểm mà nó tiếp xúc với đá chứa sắt.

Tương tự như vậy, vào năm 1996, một thi thể khác được phát hiện ở vịnh hồ Brienz của Thụy Sĩ và được cho là của một người đàn ông chết đuối ở đó vào khoảng những năm 1700 cũng tồn tại loại pha lê xanh này.

Sự hình thành của vivianite vừa là tin tốt mà cũng vừa tin xấu đối với các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu về các bộ hài cốt. Sự hình thành vivianite có thể giúp hiểu sâu hơn về thành phần của đất nơi chôn cất và cách thức mà xác chết được chôn cất như thế nào.

Mặt khác, vivianite sẽ gây ra nhiều khó khăn cho qua trình phân tích DNA, bởi có thể ngăn cản một phương pháp nghiên cứu thông thường được gọi là chuỗi phản ứng polymerase (PCR).

Vivianite được đặt tên vào năm 1817 theo tên của John Henry Vivian, một nhà khoáng vật học người Anh, người đầu tiên phát hiện ra khoáng chất này ở Cornwall, Anh.

Ban biên tập dauchan.net
Ban biên tập dauchan.net
Bài viết: 657