Vào thời Trung Cổ, chó không chỉ được coi là bạn đồng hành trung thành mà còn là biểu tượng của quyền lực, giàu có và tầng lớp xã hội cao cấp.
Vào thời Trung Cổ, hầu hết chó đều có việc làm. Trong cuốn sách De Canibus, bác sĩ kiêm học giả người Anh sống vào thế kỷ 16 – John Caius – đã mô tả hệ thống cấp bậc của loài chó được ông phân loại trước hết theo chức năng của chúng trong xã hội loài người.
Đứng đầu là những con chó săn được miêu tả là có “sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc”, khứu giác mạnh mẽ. Chúng có thể băng qua những con đường dài, quanh co để truy đuổi con mồi. Vị trí của loài chó trong xã hội đã thay đổi khi việc săn bắn trở thành một trò tiêu khiển của giới quý tộc. Chúng được các gia đình quý tộc, đặc biệt là phụ nữ trong nhà, chào đón. Về cơ bản chó đều là biểu tượng của đẳng cấp xã hội.
Caius xếp những con chó cảnh “tinh tế, gọn gàng và xinh đẹp” ngay dưới những con chó săn vì chúng có mối liên hệ với các tầng lớp quý tộc. Một điều đặc biệt là những chó kích thước càng nhỏ càng khiến chủ nhân vui vẻ. Các guaso sĩ thời Trung Cổ cũng rất thích nuôi chó làm thú cưng.
Trong các câu chuyện về chó thời Trung Cổ có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Kinh thánh mô tả chó là loài ăn xác thối bẩn thỉu. Tuy nhiên, một số truyền thuyết lại ca ngợi sự trung thành, thông minh của loài này. Thậm chí còn có cả câu chuyện phổ biến kể về vị vua huyền thoại Garamantes khi bị kẻ thù bắt giữ đã được những con chó trung thành của mình truy tìm và giải cứu.
Khi phát hiện ra đứa trẻ không hề hấn gì (con chó thực sự đã cứu nó khỏi một con rắn độc), họ đã tôn vinh chú chó “tử đạo” bằng một cách chôn cất đàng hoàng, điều này dẫn đến sự tôn kính và được cho là có phép lạ chữa lành bệnh. Mặc dù câu chuyện của Stephen nhằm mục đích tiết lộ tội lỗi và sự điên rồ của mê tín, nhưng nó vẫn nhấn mạnh những gì người thời Trung Cổ coi là những phẩm chất đặc biệt giúp phân biệt loài chó với các loài động vật khác.
Theo Aberdeen Bestiary – một kho lưu trữ bản thảo được viết bằng tiếng Anh thế kỷ 12, thì:”Không sinh vật nào thông minh hơn con chó, vì chó có nhiều hiểu biết hơn những loài động vật khác; chỉ có họ mới nhận ra tên mình và yêu quý chủ nhân của mình”. Mối liên hệ giữa loài chó và lòng trung thành cũng được thể hiện trong nghệ thuật thời kỳ đó, kể cả trong mối quan hệ với hôn nhân. Trong các di tích lăng mộ, hình ảnh những con chó biểu thị lòng chung thủy của người vợ với người chồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp các ngôi mộ của giáo sĩ, chúng có thể gợi lên đức tin của người đã khuất, chẳng hạn như Đức Tổng Giám mục William Courtenay (mất năm 1396), được chôn cất tại Nhà nguyện Trinity, Nhà thờ Canterbury. Ngoài bức tượng hai thiên thần đỡ chiếc đầu gối của ông còn có tượng chú chó tai dài đeo chuông nằm ngoan ngoãn dưới chân ông.