Cặp mối cổ đại trong hổ phách tiết lộ hành vi giao phối

Cặp mối tuyệt chủng bị mắc kẹt trong hổ phách 38 triệu năm gợi mở kiến thức về hành vi giao phối.

Một cặp mối bị mắc kẹt trong nhựa cây khi chuẩn bị làm “chuyện ấy” từ cách cách đây 38 triệu năm đã tiết lộ những thông tin quý báu về hành vi giao phối của loài côn trùng đã bị tuyệt chủng.

Các nhà nghiên cứu từ Cộng hòa Séc và Nhật Bản đã rất bối rối khi nhìn thấy một cặp mối Electrotermes affinis đã tuyệt chủng được bảo quản trong một miếng hổ phách 38 triệu năm tuổi ở tư thế giao phối kỳ lạ, thay vì nằm phía sau nhau như hành vi giao phối của loài mối ngày nay.

Hai con mối chuẩn bị giao phối được bảo quản trong hổ phách cách đây 38 triệu năm. (Nguồn: Tiến sỹ Aleš Buček/Viện Hàn lâm Khoa học Séc).
Hai con mối chuẩn bị giao phối được bảo quản trong hổ phách cách đây 38 triệu năm. (Nguồn: Tiến sỹ Aleš Buček/Viện Hàn lâm Khoa học Séc).

Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa ở Nhật Bản cho biết Aleš Buček, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cộng sinh Côn trùng tại Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc, đồng tác giả của nghiên cứu, đã phát hiện và mua miếng hổ phách quý hiếm này trên một trang trực tuyến chuyên bán các hóa thạch.

Các nhà nghiên cứu từ Cộng hòa Séc và Nhật Bản đã rất bối rối khi nhìn thấy một cặp mối Electrotermes affinis đã tuyệt chủng được bảo quản trong một miếng hổ phách 38 triệu năm tuổi ở tư thế giao phối kỳ lạ, thay vì nằm phía sau nhau như hành vi giao phối của loài mối ngày nay.

Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa ở Nhật Bản cho biết Aleš Buček, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cộng sinh Côn trùng tại Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc, đồng tác giả của nghiên cứu, đã phát hiện và mua miếng hổ phách quý hiếm này trên một trang trực tuyến chuyên bán các hóa thạch.

Buček nói: “Hóa thạch mối rất phổ biến, nhưng miếng hổ phách này là độc nhất. Tôi đã nhìn thấy hàng trăm miếng hổ phách bảo quản mối, nhưng chưa bao giờ gặp trường hợp có một cặp như thế này”.

Hóa thạch là hổ phách Baltic Eocene 38 triệu năm tuổi, được phát hiện từ một mỏ ở Yantarny, Kaliningrad, thuộc Nga.

Các bong bóng trong hổ phách đã che khuất phần sau bụng của mối, do đó các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa đã sử dụng kỹ thuật hình ảnh 3D chụp ảnh vi mô tia X để nhìn rõ hơn và xác định được chúng là một cá thể đực và một cá thể cái.

Hai con mối được bảo quản ở vị trí cạnh nhau, miệng con cái chạm vào bụng con đực.

Hình ảnh cận cảnh cho thấy vị trí của hai con mối, miệng con cái (trái) chạm vào bụng con đực. (Nguồn: Tiến sỹ Aleš Buček/Viện Hàn lâm Khoa học Séc)
Hình ảnh cận cảnh cho thấy vị trí của hai con mối, miệng con cái (trái) chạm vào bụng con đực. (Nguồn: Tiến sỹ Aleš Buček/Viện Hàn lâm Khoa học Séc)

Tiếp xúc gần bụng là một phần của hành vi giao phối phổ biến ở loài mối, được gọi là “chạy song song”, xảy ra khi con sau bám chặt vào bụng con trước theo một đường thẳng, giống như toa tàu.

Các cặp mối giao phối sẽ ở tư thế này di chuyển cùng nhau trong khi tìm kiếm địa điểm làm tổ. Bởi vậy, vị trí cạnh nhau của cặp mối hóa thạch là không bình thường đối với hành vi giao phối của loài này.

Để kiểm tra xem liệu có phải những con mối cổ đại đã thay đổi vị trí khi chúng bị mắc kẹt trong nhựa cây hay không, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tái tạo lại những khoảnh khắc cuối cùng của cặp đôi này trong phòng thí nghiệm với những con mối sống.

Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa đã sắp đặt cho các cặp mối đất Formosan (Coptotermes formosanus) đi trên bề mặt dính mô phỏng nhựa cây khi chúng chuẩn bị giao phối.

Trong cuộc thí nghiệm, nhiều con mối đã thoát khỏi bẫy dính. Với những con mối bị mắc kẹt, đối tác của nó không bỏ chạy mà tiếp tục di chuyển vòng quanh và cuối cùng cũng bị mắc vào bề mặt dính ở tư thế rất giống với cặp mối hóa thạch.

Điều này cho thấy rằng những con mối cổ đại có lẽ đã cũng đã “chạy song song” trên một đường thẳng trước khi chúng bị nhựa cây bao bọc.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng những con mối hiện đại có hành vi giao phối rất giống tổ tiên của chúng hàng chục triệu năm trước.

Một cặp mối đất Formosan ở tư thế
Một cặp mối đất Formosan ở tư thế “chạy song song” khi chuẩn bị giao phối. (Nguồn: Tiến sỹ Aleš Buček/Viện Hàn lâm Khoa học Séc).

Nobuaki Mizumoto, Trợ lý Giáo sư về Côn trùng học và Bệnh lý thực vật tại Đại học Auburn ở Alabama, Mỹ, cho biết: “Nếu một cặp mối gặp kẻ săn mồi, chúng thường tìm cách chạy trốn, nhưng trên bề mặt dính, chúng lại không nhận ra mối nguy hiểm và bị mắc kẹt”.

Ông cũng khẳng định sự tồn tại của hóa thạch hổ phách này đã gây sốc với giới khoa học, là cơ hội duy nhất để phân tích hành vi giao phối của loài côn trùng đã tuyệt chủng.

Ban biên tập dauchan.net
Ban biên tập dauchan.net
Bài viết: 657