Khai quật kofun Tomiomaruyama: Phát hiện kiếm khổng lồ và gương đồng

Phát hiện kiếm khổng lồ và gương đồng hình khiên tại kofun Tomiomaruyama khiến giới khảo cổ Nhật Bản kinh ngạc.

Kiếm khổng lồ đuổi ma quỷ, “bồn cầu hoàng gia”, xưởng ướp xác nằm trong số những phát hiện khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc trong năm nay.

Thanh kiếm dài 2,37 m được phát hiện trong mộ cổ. (Ảnh: Viện khảo cổ Kashihara tỉnh Nara).
Thanh kiếm dài 2,37 m được phát hiện trong mộ cổ. (Ảnh: Viện khảo cổ Kashihara tỉnh Nara).

Trung tâm Nghiên cứu Tài sản Văn hóa Bị chôn vùi của thành phố Nara và Viện Khảo cổ Kashihara tỉnh Nara công bố những phát hiện thú vị và chưa từng có vào ngày 25/1. Những phát hiện này gồm gương đồng hình khiên và thanh kiếm sắt ngoại cỡ tại gò chôn cất kofun Tomiomaruyama. Đây là gò chôn cất kofun hình tròn lớn nhất Nhật Bản, tồn tại từ nửa sau thế kỷ 4.

Trung tâm Nghiên cứu Tài sản Văn hóa Bị chôn vùi của thành phố Nara bắt đầu khai quật Tomiomaruyama từ năm 2018. Năm nay, nhóm chuyên gia khai quật một phần của kofun gọi là “tsukuridashi” – phần nhô ra ở giữa gò chôn cất – và tìm thấy quan tài gỗ dài 5 m.

Họ cũng phát hiện thanh kiếm sắt và chiếc gương đồng trong lớp đất sét bao phủ quan tài. Đây là lần đầu tiên một chiếc gương đồng hình khiên được tìm thấy tại một địa điểm khảo cổ ở Nhật Bản. Nó sở hữu bề mặt lớn nhất trong số những gương đồng từng được khai quật tại nước này.

Thanh kiếm tại kofun Tomiomaruyama dài 2,37m và rộng 6cm. Nó thuộc loại kiếm dakoken với lưỡi hơi cong giống như rắn. Đây là thanh kiếm lớn nhất còn nguyên vẹn được phát hiện tại một di chỉ khảo cổ của Nhật Bản. Theo các chuyên gia, thanh kiếm là công cụ mang tính nghi thức để xua đuổi ma quỷ, không phải vũ khí thật do kích thước quá lớn.

Các bộ phận bị hỏng của bồn cầu, bao gồm một đường ống uốn cong, khai quật từ di chỉ khảo cổ Nhạc Dương ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: China Daily)
Các bộ phận bị hỏng của bồn cầu, bao gồm một đường ống uốn cong, khai quật từ di chỉ khảo cổ Nhạc Dương ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: China Daily)

Các nhà khảo cổ hồi tháng 2 tiết lộ, họ khai quật được nửa dưới của một bồn cầu xả nước thủ công niên đại 2.400 năm tại di chỉ khảo cổ Nhạc Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nhạc Dương là kinh đô của nhà Tần trong khoảng 35 năm và cũng là kinh đô đầu tiên của nhà Hán.

Nhóm chuyên gia cho rằng bồn cầu này từng được những nhân vật địa vị cao sử dụng, ví dụ Tần Hiếu Công (năm 381 – 338 trước Công nguyên) hoặc cha của ông (năm 424 – 362 trước Công nguyên) trong thời Chiến Quốc (năm 475 – 221 trước Công nguyên), hoặc Lưu Bang (năm 206 trước Công nguyên – 220) – hoàng đế đầu tiên của nhà Hán. Phát hiện mới ở Trung Quốc có tầm quan trọng lớn vì trước đó, bồn cầu xả nước thủ công đầu tiên thường được cho là do John Harington phát minh cho Nữ hoàng Elizabeth I vào thế kỷ 16.

“Đây là bồn cầu xả nước đầu tiên và duy nhất từng được khai quật ở Trung Quốc. Mọi người tại di chỉ đều ngạc nhiên, sau đó phá lên cười. Bồn cầu cung cấp bằng chứng xác thực về tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh với người Trung Quốc cổ đại”, Liu Rui, nhà khảo cổ tại Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết.

Phát hiện mới góp phần làm sáng tỏ mức độ tiến bộ kỹ thuật của nhà Tần và nhà Hán. Việc xây dựng và sử dụng bồn cầu xả nước đòi hỏi kiến thức về cấp nước, quản lý chất thải và vệ sinh, những điều không phổ biến trong thời kỳ này. Phát hiện cũng cung cấp thêm thông tin về cuộc sống thường nhật của những cá nhân địa vị cao sống trong cung điện và được tiếp cận với những tiện nghi cao cấp.

Hình ảnh từ máy soi cho thấy không có cổ vật nào bên trong hành lang. (Ảnh: ScanPyramidsMission).
Hình ảnh từ máy soi cho thấy không có cổ vật nào bên trong hành lang. (Ảnh: ScanPyramidsMission).

Đại kim tự tháp Giza được xây theo lệnh của pharaoh Khufu (trị vì từ năm 2551 đến năm 2528 trước Công nguyên) trên cao nguyên Giza và hiện cao khoảng 139 m. Đây là kỳ quan duy nhất còn sót lại của thế giới cổ đại và công trình cao nhất trên Trái Đất cho tới năm 1311. Kết quả nghiên cứu năm nay chỉ ra, ngay phía trên lối vào cổ đại của kim tự tháp có một hành lang dài 9 m, rộng 2 m và cao 2 m. Hành lang này nằm phía sau cấu trúc hình chữ V có thể nhìn thấy từ bên ngoài kim tự tháp, theo nghiên cứu công bố hôm 2/3 trên tạp chí Nature Communications.

Các nhà khoa học phát hiện hành lang trong khi phân tích ảnh quét bằng hạt muon của Đại kim tự tháp 4.500 năm tuổi. Muon là hạt sơ cấp tích điện âm hình thành khi tia vũ trụ va chạm với nguyên tử trong khí quyển Trái Đất. Những hạt năng lượng cao này thường xuyên trút xuống Trái Đất nhưng cách tương tác với đá khác so với không khí.

Hành lang dài 9m nhiều khả năng được tạo ra để giảm bớt áp lực từ sức nặng của vật liệu xây dựng ở Đại kim tự tháp, theo Zahi Hawass, cựu bộ trưởng Bộ cổ vật Ai Cập. Vị trí phía sau cấu trúc hình chữ V của nó giúp phân bố sức nặng. Việc nghiên cứu sâu hơn về hành lang có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách xây dựng kim tự tháp.

Các bình đất sét và bình nghi lễ đặt xung quanh giường đá dùng để ướp xác ở nghĩa địa Saqqara, phía nam Cairo. (Ảnh: AFP).
Các bình đất sét và bình nghi lễ đặt xung quanh giường đá dùng để ướp xác ở nghĩa địa Saqqara, phía nam Cairo. (Ảnh: AFP).

Các nhà khảo cổ Ai Cập công bố phát hiện hai xưởng ướp xác người và động vật, cùng hai hầm mộ ở nghĩa địa Saqqara phía nam Cairo hồi tháng 5. Nghĩa địa rộng lớn này nằm ở Memphis, kinh đô Ai Cập cổ đại, và được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO. Nơi đây có nhiều kim tự tháp, mộ động vật và tu viện cổ.

Hai xưởng ướp xác, nơi xử lý cơ thể người và động vật, tồn tại từ Vương triều thứ 30 của Ai Cập cổ đại (khoảng 2.400 năm trước), theo Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập. Nghiên cứu hai công trình này giúp giới khoa học hiểu thêm về tục ướp xác của người Ai Cập, tục lệ giúp bảo quản cơ thể người chết cho thế giới bên kia, tồn tại từ khoảng năm 2600 trước Công nguyên.

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết, nhóm nghiên cứu tìm thấy một số căn phòng có giường đá, nơi người đã khuất nằm để ướp xác trong xưởng thứ nhất. Cuối mỗi chiếc giường gắn với máng xối để tạo thuận lợi cho quá trình ướp. Gần đó cũng đặt các bình đất sét để đựng ruột và cơ quan nội tạng, bình nghi lễ và những dụng cụ khác. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, xưởng còn lại được sử dụng để ướp xác những con vật linh thiêng.

Công ty thám hiểm sẽ giữ nguyên hiện trạng của vòng cổ răng cá mập. (Ảnh: Magellan).
Công ty thám hiểm sẽ giữ nguyên hiện trạng của vòng cổ răng cá mập. (Ảnh: Magellan).

Magellan, công ty ở Guernsey, gần vùng ven biển Pháp, thông báo về việc phát hiện chiếc vòng cổ đặc biệt vào tháng 5 năm nay. Megalodon là loài cá mập khổng lồ tuyệt chủng cách đây khoảng 3,6 triệu năm. Là loài cá mập lớn nhất từng sinh sống, bộ xương megalodon cổ nhất có niên đại hơn 20 triệu năm. Con megalodon lớn nhất có thể dài 15 – 18 m, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London. Răng cá mập megalodon có thể dài tới gần 18 cm, dù các hóa thạch thường nằm trong khoảng 8 – 13 cm.

Magellan không lấy chiếc vòng cổ chứa răng cá mập megalodon ra khỏi xác tàu Titanic, tàu chở khách hạng sang nổi tiếng bị đắm cách đây 111 năm, do thỏa thuận giữa Mỹ và Anh. Công ty này đang tìm cách xác định ai là chủ nhân của chiếc vòng cổ với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Các chuyên gia sử dụng AI để phân tích thước phim về hành khách lên tàu năm 1912, kiểm tra quần áo họ mặc đồng thời triển khai kỹ thuật nhận dạng.

Bản scan tàu Titanic của Magellan có thể giúp tạo ra mô hình 3D thực hay bản sao kỹ thuật số của xác tàu với độ phân giải lớn chưa từng thấy. Do xác tàu nằm ở độ sâu lên tới hơn 3.800 m, việc quan sát đầy đủ khu vực rất khó khăn. Mô hình mới sẽ cho phép mọi người phóng to và nhìn kỹ toàn bộ xác tàu lần đầu tiên.

Ban biên tập dauchan.net
Ban biên tập dauchan.net
Bài viết: 657